Nguyên Lý Đầy Đủ Lý Do

Đã đọc: 1292           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Tôi từng mày mò cực khổ để tự học món khó xơi: logich! Biết nói sao? Cũng hiểu chút xíu trong đấy nhớ nhất một trong những nguyên lý cơ bản: nguyên lý đầy đủ lý do. Phát biểu về nguyên lý này cũng dễ thấm: vạn vật tồn tại không vô hình, chúng có đầy đủ lý do, nếu không có đấy là do ta chưa nhận thức đầy đủ chứ không bởi sự tồn tại ấy vô lý. Lâu ngày dài tháng ngẫm nghỉ vỡ ra rất nhiều lý thú xung quanh phát biểu có tính qui luật này: quả thật, tất cả tồn tại đều có đầy đủ lý do, ngay cả tư tưởng của ta cũng thế. “Quán triệt” được như thế thái độ sống cởi mở hơn, dễ chịu hơn, bớt cực đoan thái quá và sự hàm hồ.

Tôi có một cô bạn thân thân. Cô thường tâm sự về người mẹ quê mùa của mình “cái gì cũng không hiểu” do mẫu thân quanh năm sống vói ruồng đồng một nắng hai sương, và cho dù cũng là trung nông có sản nghiệp nhưng dáng dấp lam lũ thấy rõ, tương phản vói cô con gái bác sĩ có mấy chục năm mài đũng quần trên ghế học đường, cô nói gì mẹ cũng không hiểu là đúng rồi, chính tôi cũng không khá hơn mấy cho dù xuát thân giáo viên chú nói chi người mẹ quê mùa. Làn sống mới ư? Hay thời trang và dế xịn? Hoặc thị trường chứng khoán và đời sông chính trị? Nhất là các thuật ngữ ngành y khó nuốt! Mà cô thì soogs với thầy cô bạn bè sách vở giáo trình hơn là với mẹ mình, cho nên tiếng ru hời đã là xa lắc, mẹ con  chỉ có nét phảng phất huyết thống chứ khoảng cách rất rõ. May là cô có học, học cao, cuối cung cũng hieur ra vấn đề, cố gắng gần gũi và đọc suy nghĩ của mẹ, đồng thời diễn đạt với bà bằng cách riêng phù hợp, cho nên cuối cùng hia mẹ con gàn nhau hơn. “Em muốn mua cho nhỏ cháu chiếc xe đạp, kien trì nõi mãi mẹ mới hiểu và vui vẻ, chứ mua càn là tiêu rồi!”, cô cười. Tôi phục cô đã kiên trì làm được việc khó, người trẻ bây giờ không phải ai cũng được như vậy, cho nên xung đột tình cảm mẹ- con có khi diễn ra thậm vô lý chỉ vì không hiểu nhau do khác biệt thế hệ và hoàn cảnh giáo dục, xã hội… Sự khó tính, cố chấp vô  cùng của mẹ cô đốc -tờ “có đầy đủ lý do” như đã nói, và thấu hiểu sẽ thấy bình thường.

Từng bực bội nhiều với những quan liêu tắc trách và đủ thứ khó hiểu nơi cửa công, việc công:  biểu mẫu giấy tờ gì mà khoảng trống dành cho công dân điền vào họ tên, số liệu.. bé tí, không khi nào viết đủ! Hệ lụy sinh ra tùm lum, lãng phí do phải viết đi viết lại, rồi thời gian, ức chế tâm lý…. Chưa hết, bưu phẩm từ cửa công dù rất quan trọng song ít (hoặc không) thấy “họ” sử dụng dịch vụ bưu chính tiện lợi là chuyển phát nhanh hay bảo đảm ghi số, toàn tem thư thường trong thời giấy phút tính ra tiền, đủ chuyện sinh ra từ đấy. Đến khi dự một sự kiện có mặt quan chức của một bộ, chuyện bên lề vị ấy tâm sự về nhưng cái khó trong cơ quan mình: có khi không lấy đâu ra kinh phí gửi chuyển  phát nhanh một bưu phẩm, thậm chí có mạnh thường quân gửi hàng nhờ đóng góp từ thiện, nhưng Bộ đành lịch sự từ chối hoặc âm thầm “lách” bằng cách tự xử từ thiện ..tại chỗ thay vì chuyển đến người nhận theo yêu cầu bên cho, chỉ tội vì không.. có tiền đóng phí bưu chính! Nghe vậy, “ngộ” ra: hèn gì, ngân sách chi li từng đồng lẻ, chính xác từng con số, nên mới có sự khó hiểu lâu nay, cũng lại “đầy đủ lý do”!

Có rất nhiều chuyện đại loại như thế. Anh bạn kia trầm tư ghê quá, có vẻ lạnh lùng khó gần, cuối cùng biết ra: anh ấy làm công tác nghiên cứu, đầu óc cứ dính vào đề tài, ăn uống đi lại cũng khó dứt ra, anh không hề “khinh người” , “ngạo mạn”..như lâu nay một số người ngộ nhận.

Cuộc sống muôn màu muôn vẻ, quan hệ người với người cũng cần lắng đọng suy tư để thấu hiểu nhau, vội vàng dễ ngộ nhận, mất tình. Mà sự vận động vận chất cũng thế, đâu phải ngày một ngày hai là hiểu được thấu đáo, có những vấn đề bao nhiêu thế hệ nghiên cứu mới vỡ lẽ, sau biết bao tranh biện quyết liệt có khi trái chiều đằng đông đằng tây, vội vàng qui kết hậu quả khó lường, mà chuyện này thường thấy lắm.

Đấy, cuộc sống ngày càng vội vã, “sống chậm lại, nghĩ nhiều hơn, yêu thương nhiều hơn” phải chăng giúp ta nhận chân sự thật để đời đẹp hơn? “Cái gì cũng có lý do của nó”, hihi….

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Đăng nhập