Làm Sao Bỏ Công Việc Để Đi Du Lịch

Đã đọc: 1865           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Bài học lớn nhất mà tôi đã học từ kinh nghiệm này là đôi lúc không có điều gì tốt hơn việc lắng nghe tiếng nói nội tâm của bạn, tiếng nói làm cho bạn thức tỉnh trong đêm tối, xáo trộn các kế hoạch của bạn và khiến bạn trở nên lo lắng.

Năm 2004, khi rơi vào một trong những tình huống tồi tệ nhất của đời mình, tôi đã quyết định đi đến Ấn Độ. Trước đây, tôi chưa đi Ấn Độ; thậm chí chưa bao giờ có một chuyến đi dài hạn. ôi có cảm giác mong manh, và ở độ tuổi 45 như tôi khi mà những người có lý trí hầu như đều suy nghỉ về việc ổn định cuộc sống và thực hiện nó an toàn. Tuy nhiên, tôi biết mình phải đi. Ôi đã cố gắng thoát khỏi sự trầm cảm sâu đậm do một loạt các tổn thất nghiêm trọng gây nên, bao gồm cả cha mẹ tôi, và điều duy nhất đã giúp tôi là yoga. Ba buổi học một tuần, cuối cùng, trở thành giáo viên huấn luyện, dẫn đến mọt sự mong muốn—hầu như bắt buộc—để viếng thăm đất nước nơi mà yoga được sinh ra. Tôi cảm thấy cuộc sống mình phụ thuộc vào nó. Do đó, ngày 5/12/2005, tôi đã đáp chuyến bay đến Delhi—xa rời cuộc sống của mình ở Toronto và bỏ lại công việc của tôi là một nhà văn tài chính tự do. Vé khứ hồi của tôi đã được ấn định trong sáu tháng.

          

Mặc dù không hợp và phản trực giác, nhưng đó là điều tốt nhất mà tôi đã từng làm. Tuy nhiên, nó đòi hỏi một số dự kiến. Như vậy, phải mất 11 tháng từ khi có quyết định. Tôi đã bán khoảng 1/3 tài sản của mình, dời ra khỏi căn hộ và thuê lại một phòng nhỏ để ở, tạm thời gởi con mèo cưng của mình cho một người bạn và tích góp càng nhiều tiền như mình có thể. Thay vì tiếp tự công việc tự do của mình ở nước ngoài, tôi đã kết thức tất cả những hợp đồng trước khi khởi hành; một lần trong đời mình, tôi chỉ muốn được tư do, không có trách nhiệm hay bổn phận về công việc. Trong khi ấy, tôi đã xếp hàng đăng ký khóa học yoga một tháng và hai tháng làm tình nguyện viên làm việc với trẻ em tị nạn Tây Tạng tại Dharamsala[1].

         

Thời gian rời Toronto, tôi đã sẳn sàng như mình sẽ thực hiện được công việc này. Những gì để nói không phải là tất cả theo ý nghỉ. Khi đáp xuống sân bay quốc tế Indira Gandhi, tôi không có ý kiến về những gì đã chờ đợi mình, không có ý tưởng về những gì người Ấn Độ có vẽ giống tôi, không có ý tưởng về cách tôi sẽ xử lý sáu tháng du lịch trong một nơi khác biệt và đầy thử thách như vậy.

 

Tuy nhiên, sau đó, tôi đã bước xuống máy bay—và một cuộc phiêu lưu bắt đầu. Tôi được một người quen lớn tuổi đón tiếp, người đã mời tôi ở lại trong gia đình của ông ta tại miền Nam Delhi. Họ hoan nghinh tôi và giúp đở khiến tôi thích nghi với Ấn Độ. Tôi cảm thấy rất may mắn khi có một bến đổ ôn hòa như thế.

 

Từ khởi đầu thuận lợi đó, chuyến đi của tôi hiện ra với một cuộc hành trình sau những điều khác. Khi trời trở lạnh ở Dehli, tôi bay xuống Kerala và tiêu khiển một vài tuần an vui tại khu nghỉ dưỡng Ayurvedic bên bờ biển. ôi đã đi xuống Channal để tham dự khóa học yoga chuyên sâu một tháng ở một trong những trường học tốt nhất của Ấn Độ. Tôi đi đến Taj Mahal và Rajasthan, nơi tôi ở lại trong cung điện mùa hè của Maharajah cổ xưa.

 

Khi trời nóng lên ở đồng bằng vào tháng tư, tôi đi đến Dharamshala ở miền núi. Tôi làm tình nguyện viên cho một tổ chức Anh quốc có tên là Art Refuge nhằm giúp đở trẻ em tị nạn Tây Tạng thích nghi với ngôi nhà mới của chúng ở Ấn Độ, và dành trọn những ngày còn lại trong chuyến đi của mình để gần gủi vỗ về  những đứa bé đáng thương và bị mất phương hướng. Điểm cuối cùng của chuyến đi, tôi đã đến một trung tâm yoga nhỏ gần Rishikesh. Trong khoảnh khắc sau khi đến, tôi thư dãn và ngủ thiếp đi; tôi thức dậy sau đó khoảng 30 phút, cảm giác  tươi tỉnh hơn tôi đã có trong đời mình. Tôi biết tôi đã khám phá ngôi nhà tâm linh của chính mình.

 

Vào thời điểm cuộc phiêu lưu của mình kết thức ngày 2/6/2006, tôi vốn có tình yêu sâu đậm với Ấn Độ và cảm thấy buồn khi rời xa nó. Ấn Độ đã thay đổi tôi. Nó cho tôi hy vọng, cảm hứng và khởi đầu mới mẽ trong cuộc sống. Nhờ chuyến đi này, tôi đã có quan điểm rằng mọi rắc rối mà mình gặp phải vốn có ý nghĩa để xảy ra; mọi thứ và mọi người đều là thầy của tôi. Tôi bắt đầu quan sát cuộc sống của mình như thể tôi đang tiếp tục tìm kiếm—một sự tiếp cận đã giúp tôi chấp nhận những thất bại mà mình trãi qua. Tôi đã dẹp bỏ căng thẳng và công việc của mình, điều mà tôi nhận thấy nhàm chán và thất vọng, qua một bên. Thay vào đó, tôi bắt đầu theo đuổi sự nghiệp và lối sống như ước mơ của mình.

 

Hôm nay, trở về Toronto, tôi đã thiết lập trang mạng cá nhân Breathedreamgo. Trang mạng này đã phát triển trở thành một trong các trang mạng du lịch hàng đầu về Ấn Độ. Tôi khiến đời mình trở nên một nhà văn du lịch, tiếp thị nội dung và chuyên viên truyền thông xã hội.

 

Bài học lớn nhất mà tôi đã học từ kinh nghiệm này là đôi lúc không có điều gì tốt hơn việc lắng nghe tiếng nói nội tâm của bạn, tiếng nói làm cho bạn thức tỉnh trong đêm tối, xáo trộn các kế hoạch của bạn và khiến bạn trở nên lo lắng. Khi bước ra khỏi quỷ đạo chán nản để “đi theo hạnh phúc của bạn” như nhà thần thoại học Joseph Campbell đã nói, thì bạn đang hoàn tòn ở trên một hành trình duy nhất. Không có lời hướng dẫn nào thích ứng với tổng thể từ đó, bởi vì khi thực sự lắng nghe chính mình, bạn sẽ tạo ra con đường của chính bạn. Cánh cửa sẽ mở ra cho chính bạn chứ không mở ra cho bất cứ ai khác.

 

Khi viết lên điều này, tôi đang sẳn sàng rời xa ngày thứ bảy trong chuyến đi của mình  đến Ấn Độ. Một lần nữa, tôi sẽ dọc ngang trong lục địa nhỏ này với sự thám hiểm của cuộc phiêu lưu, những câu chuyện và cảm giác tôi yêu thích nhất—tôi thực sự đang kinh qua cuộc sống của mình và làm những gì nhận thấy có ý nghĩa.

 



[1] Dharamsala hay Dharmsāla, có nghĩa là "nhà nghỉ", còn có tên là Trống Nguyện cầu, là một thị trấn tọa lạc tại miền bắc của bang Himachal Pradesh(Ấn Độ).

Tọa trong thung lũng Kangra, thị trấn này trở thành quận lỵ của quận Kangra từ năm 1852.

Từng là một trong những trung tâm Phật học cổ xưa, với nhiều tu viện Phật giáo đã ra đời rất lâu. Dầu vậy, sự hồi sinh của Hindu giáo vào thế kỉ thứ 8 đã khiến cho phần lớn các chùa này lụi tàn. Ngày nay, phần lớn dân Gaddi, một sắc dân bản địa tại thị trấn, theo đuổi tín ngưỡng Hindu giáo, đặc biệt là các nghi thức tôn giáo xoay quanh nữ thần Durga.

Dharamsala được thế giới biết đến nhiều nhất và phần lớn là bởi sự hiện diện và những hoạt động của Đăng-châu Gia-mục-thốĐạt-lại Lạt-ma thứ 14 củaTây Tạng, và những người ủng hộ ông, tăng từ con số 8 vạn vào năm 1959, khi Đăng-châu Gia-mục-thố vượt dãy Hy Mã Lạp Sơn vào Ấn Độ, lên đến con số 12 vạn người vào thời điểm hiện nay. Thị trấn "Trống Nguyện cầu" này được nhắc tới như một Lhasa thu nhỏ, với đầy đủ những đường nét tín ngưỡng và văn hóa Tây Tạng đặc thù.

 

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Đăng nhập