Dòng Chạy Thời Gian

Đã đọc: 3404           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font

Trong giáo lý của nhà Phật đã đề cập rất nhiều ở các kinh sách khác nhau. Ngài không cứu tất cả chúng sanh được mà chỉ có tự bản thân mình cứu lấy mình. Phật chỉ là vị Thầy chỉ đường dẫn lối con đường chánh pháp, chỉ rõ đâu là con đường an vui hay đâu là con đường đau khổ của chúng ta chọn lấy. Giáo lý của Ngài để lại muốn an vui thì đi con đường an vui, không nên vướng vào con đường đau khổ, đó là Phật muốn cứu chúng ta. Ngài đã nói rõ con đường để chúng ta đi mà không đi thì lúc đó làm sao kêu Phật cứu được.

“Chiếc lá nào còn mãi trên cây

Thời gian nào có ngày quay trở lại “

Đúng vậy nào có ai định nghĩa được hai chữ “Thời gian”[1], nó vô cùng, vô tận chốc chốc lại trôi qua không thể nắm kéo lại được, giống như những chiếc lá rơi để trở về với cát bụi cứ như thế quay cuồng không thể nào đếm được, và như thế một ngày làm sao chúng ta có thể tính được có bao nhiêu chiếc lá rơi rụng theo thời gian, giống như thời gian mỗi ngày cứ lướt qua và cuống theo những dòng người tấp nập chay đua với thời gian để lo toan cho cuộc sống được ấm no, được đầy đủ và hơn thế nữa mỗi chúng ta là những vị tu sĩ trẻ tương lai cho Đạo pháp không để thời gian cứ trôi qua một cách vô ích mà không gieo những duyên lành, những quả ngọt về sau.

Nhìn sâu vào xã hội ngày nay dòng người lúc nào cũng tấp nập chạy đua với thời gian và không gian không kể là mưa, nắng, đêm đã sắp tàn về khuya mà những con người vẫn cứ âm thầm lặng lẽ mà làm việc với mong muốn một ngày mai được tốt đẹp hơn của ngày hôm qua, thật đúng vậy như người thế gian tranh giành từ giờ từng phút không cho qua lãng phí thì huống gì chúng ta là những tu sĩ trẻ một thế hệ trẻ tương lai của một đất Nước mang đậm nét văn hóa Phật giáo, mỗi ngày chúng ta sẽ làm gì đây? Để thời gian  không bị lãng qua một cách vô ích và cũng không tạo ra gánh nặng cho xã hội nói chung và cho Phật giáo nói riêng, những Bậc minh sư đã dốc hết tâm huyết không màn đến thân mạng để xây dựng một tường rào vững chắc cho đàn hậu học bằng Giới – Định – Tuệ hằng mong con đường tâm linh đi vào lòng người nhưng trái lại những gì mong muốn của các Bậc minh sư chờ đợt, hàng tăng ni trẻ chúng ta ngày nay với sự phát triển của xã hội đã một phần nào kéo tâm buông lung theo những vật chất vốn chỉ là một phương tiện sống, có khi còn đánh mất giá trị của mình, mỗi ngày thời gian cứ trôi qua không dừng lại, thì tại sao chúng ta không ra sức thúc liễm thân tâm để mài dũa cho viên ngọc từ bi, trí tuệ để mang lại nhiều an lạc, an vui với chính bản thân mình mà còn đem đến sự an vui, niềm hỷ lạc cho nhân loại và hơn thế nữa chính là đem lại sự lợi ích nhẹ nhàng cho thân tâm của mình và cho người khác, ngày nay đa số phần nhiều giới trẻ am tường về giáo lý cũng như một số ít tăng, ni trẻ đã đi lệch con đường giáo lý của Ngài mà thay vào đó thân tâm chưa thật sự gột rửa nhưng ô uế mà trái lại còn chồng chất chứa đựng đầy rẫy tham, sân ,si ngày một lớn dần lúc nào không hay không biết, và rồi chốc chồng những ham muốn không có điểm dừng, cứ thế ngày qua ngày, trôi qua tới khi chợt tỉnh giác thì đã quá muộn màng và hối tiếc mong cầu thời gian quay trở lại để làm gì đó có ý nghĩa hơn mà ngày hôm qua đã đi qua cũng như muốn cống hiến khả năng đem đến lợi lạc cho tất cả nhân loại.

Trong giáo lý của nhà Phật đã đề cập rất nhiều ở các kinh sách khác nhau. Ngài không cứu tất cả chúng sanh được mà chỉ có tự bản thân mình cứu lấy mình. Phật chỉ là vị Thầy chỉ đường dẫn lối con đường chánh pháp, chỉ rõ đâu là con đường an vui hay đâu là con đường đau khổ của chúng ta chọn lấy. Giáo lý của Ngài để lại muốn an vui thì đi con đường an vui, không nên vướng vào con đường đau khổ, đó là Phật muốn cứu chúng ta. Ngài đã nói rõ con đường để chúng ta đi mà không đi thì lúc đó làm sao kêu Phật cứu được. Điều đó thực tế hơn khi vua Trần Nhân Tông đưa ra dẫn chứng” Chi bằng ngay đây tu tập, chớ để đời này trôi qua. Đức Phật Thích Ca bỏ hoàng cung để vào núi Tuyết Cư sĩ Bàng Uẩn đem gia tài đổ xuống biển sâu”[2]?

Đức Phật làm được những việc như vậy do đó ngày nay chúng ta tự đưa vào một khuôn khổ tu tập chớ để đời sống tu tập trôi qua rồi thì không thể kéo lại, nên thời gian hiện có rất là quí báu, phải trân trọng, nghĩa là chúng ta không để cho nó qua suông, phải sống cho thật có ý nghĩa, biết quí hiện tại, không thể nói nếu vô thường đến thì không phải làm gì hết, rồi bỏ thời gian này qua suông là phí cả cuộc đời, cái duyên lành chúng ta đang có không gì gặp lần thứ hai. Cho nên phải biết trân trọng khéo léo phát triển không nên do dự. Chúng ta có duyên lành được đứng trong hàng ngũ đệ tử của Như Lai, cho nên tất cả những tu sĩ trẻ phải phát triển căn lành để đời sau tăng gấp đôi, gấp ba, nếu không phát triển những căn lành đó biết đâu sau này chúng ta lại tái sanh vào một loài nào đó thì sao? Đó là chúng ta hiểu được lý vô thường và quí trọng thời gian không để duyên lành ngày lại ngày trôi qua, rồi sau tìm không có cho nên mỗi vị phải nhớ tất cả không gian và thời gian đều mang một triết lý của sự vô thường ngay cả thân và tâm của chúng ta cũng thay đổi không dừng một chỗ cho nên khi gặp duyên lành tốt thì phải làm và phát triển nó, không thì những hạt giống xấu ác tiếp dẫn

Trong đời sống hằng ngày cũng vậy muôn việc trên đời như một quỹ đạo thời gian xoay vòng không ngừng nghỉ, giống như cuộc đời cứ đi tới đi tới thôi. Rồi “ Trăm năm lòng nhủ lòng “. Tâm mình luôn thầm nhắc thầm với lòng, sự đời hay cuộc đời luôn biến đổi theo từng khoảng khắc của thời gian và không gian, chính vì thế cho nên tất cả những tu sĩ trẻ ngày nay phải quán sát để nhìn thấy và quí trọng thời gian từng giờ, từng phút để thúc liễm thân tâm diệt trừ tham, sân, si, trao dồi tam vô lậu học tiếp bước con đường chánh pháp của các bậc minh sư để lại một cho đàn hậu lai.

 


[1] Sự chuyễn biết của các pháp hữu vi trong ba đời gọi là Thế; sự gián cách giữa sự vật này với sự vất khác gọi là Gian

[2] ?

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

5.00

Tags

Không có tags cho bài viết này

Đăng nhập