Tình Yêu Thương Chân Thật

Đã đọc: 4430           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Cuộc sống có những người ở bên nhau, nhưng sao lại không yêu thương nhau, mà còn ganh ghét, tỵ hiềm, tranh đấu lẫn nhau? Phải chăng, đây là kiếp sống của con người?

Vào một buổi chiều ngày hạ, tôi thả hồn theo những câu hỏi vu vơ, và trầm tư về cuộc đời, tại sao con người không thể đến với nhau bằng sự yêu thương chân thật? Tại sao có những người chỉ một lần gặp gỡ lại cảm thấy thân quen như đã từng gặp nhau từ thuở nào? Cuộc sống có những người ở bên nhau, nhưng sao lại không yêu thương nhau, mà còn ganh ghét, tỵ hiềm, tranh đấu lẫn nhau? Phải chăng, đây là kiếp sống của con người? Những câu hỏi này cứ tiếp nối và lẫn quẫn mãi trong đầu tôi, rồi chợt thoáng dừng lại, trong tôi đã tìm được câu trả lời, Câu trả lời ấy được xuất phát từ nguồn suối uyên nguyên của Phật Giáo.

Chuyện kể rằng thuở xưa khi Phật còn tại thế, có hai vị đệ tử rất dễ thương, tu hành cũng thật miên mật, ngày đêm luôn nỗ lực tìm cầu giải thoát. Nghiệt ngã thay! Cuộc sống đâu cứ mãi bình lặng, để rồi một ngày nọ, một trong hai vị đệ tử ấy, muốn bước qua một lối rẽ khác của cuộc đời chỉ bởi tiếng sét ái tình của một người con gái. Hình ảnh dễ thương, âm thanh nhẹ nhàng của thiếu nữ kia, đã làm trỗi dậy tâm ái nhiễm từ vô thủy kiếp của Tôn giả . Nhưng may mắn cho vị ấy, lúc tâm tư bị xáo trộn, còn băn khoăn trước sự lựa chọn một con đường, người bạn đồng tu kia đã xuất hiện và đem sự việc thưa lên bậc Đạo Sư. Đức Thế Tôn với tâm từ bi, đã chia sẻ và phân tích về sự đau khổ và hạnh phúc chân thật của kiếp người. Sau khi tiếp nhận những lời huấn từ của bậc thầy khả kính, người con đáng yêu của Thế Tôn trở về nơi tịch tĩnh cô liêu của núi rừng để tiếp tục cuộc sống phạm hạnh của mình, cho đến ngày chứng ngộ giải thoát.[1] Ôi! Câu chuyện sao dễ thương và gần gũi quá! Sự yêu thương của tình bạn, sự bao dung của tình thầy, và trên hết là sự chân thành của những người bạn cùng hướng về con đường sáng, con đường của tình thương, của trí tuệ, con đường dẫn lối đến sự giác ngộ giải thoát.

Từ câu chuyện trên, tôi luôn thao thức suy nghĩ, nếu trong cuộc đời này có được tình bạn như vậy, nếu trong kiếp người này may mắn gặp được minh sư, được lắng nghe chánh pháp, có lẽ cuộc sống sẽ thăng hoa hơn, bình yên hơn. Và nếu tình người được thiết lập trên nền tảng của từ bi, của hỷ xả, của sự bao dung tha thứ, thì cuộc đời này mới có tình yêu chân thật, và chỉ có tình yêu chân thật mới giúp ta đi trọn một kiếp người. Nhưng để có tình yêu trong sáng, tình bạn chân thành và tình người sâu đậm, chúng ta phải sống và cư xử với nhau như thế nào? Lời nhắn nhủ này được ghi lai trong kinh Bát Nhã, thông qua cuộc đối thoại giữa Đức Phật và tôn giả A Nan. Một lần nọ, A Nan hỏi Phật: Bạch Đức Thế Tôn! Nếu những vị Bồ Tát ở cùng một trú xứ, vị ấy phải nên cư xử với nhau như thế nào? Thế Tôn dạy rằng: Hãy dùng tâm cung kính mà đối đáp lẫn nhau, hãy xem những vị đồng trú giống như những vị Phật, đồng thời hãy thực hiện chia sẻ những lợi lạc cho nhau, hãy cùng nhau làm những điều tốt lành, hãy cùng nhau nỗ lực đi về con đường của ánh sáng giác ngộ, hãy kham nhẫn vượt qua những khó khăn của cuộc đời, hãy cùng nhau sống trong chánh niệm, hãy hành xử với nhau bằng tuệ giác, hãy yêu thương nhau bằng từ bi.[2] Nếu làm được như vậy, cuộc sống sẽ có nhiều hạnh phúc, con người sẽ tìm thấy sự yêu thương chân thật trong đó.

Vậy! bạn cùng tôi, chúng ta hãy biết yêu thương nhau bằng tuệ giác, chia sẻ với nhau bằng tâm bao dung, biết lắng nghe bằng tâm tha thứ và cảm thông, cùng nhau tưới tẩm hạt giống của từ bi và trí tuệ… chúng ta sẽ cùng nắm tay nhau đi về một hướng, hướng của giải thoát giác ngộ! Như vậy chúng ta mới thực sự sống trong tình thương chân thật bạn nhé!

Virginia Beach 29/04/2012   Chúc Đại

 


[1] Phật thuyết A Nan đồng học Kinh, quyển 1, đại chánh tân tu, đại tạng kinh 02, trang 874.

[2] Ma ha bát nhã ba la mật kinh, quyển 19, đại chánh tân tu, đại tạng kinh 08, trang 356.

  Đại trí độ luận , quyển 77, đại chánh tân tu, đại tạng kinh 25, trang 603.

 

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

3.59

Tags

Không có tags cho bài viết này

Đăng nhập